Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2020

Tìm hiểu ổ cứng HDD và SSD đầy đủ nhất 2020

Tìm hiểu ổ cứng HDD và SSD đầy đủ nhất 2020

Tìm hiểu ổ cứng HDD và SSD đầy đủ nhất 2020

Có mấy loại ổ cứng cho máy tính PC và Laptop?

1. Ổ cứng HDD:

Ổ cứng HDD
Ổ cứng HDD (Hard Disk Drive) là loại ổ cứng truyền thống được sử dụng từ khá lâu, cấu tạo của thiết bị này gồm có một đĩa từ tính để lưu trữ dữ liệu, ở giữa ổ có một đông cơ quay để đọc, ghi dữ liệu và xung quanh là các vi mạch điện tử nhiệm vụ của chúng nhằm xử lý các thông tin đọc và ghi của máy tính. Trung bình các ổ cứng HDD hiện nay có tốc độ quay khá cao thường là từ 5400 hoặc 7200 vòng trong một phút (đối với HDD vòng quay càng lớn thì tốc độ đọc ghi càng cao)
Ưu điểm:
  • Giá thành rẻ phù hợp với số đông người sử dụng
Nhược điểm:
  • Tốc độ đọc ghi khá chậm so với nhu cầu hiện nay
  • Sử dụng lâu dài các động cơ bên trong sẽ kém dẫn đến tình trạng kêu khi sử dụng
  • Dễ bị các động bên ngoài làm ảnh hưởng như rung, lắc, sập nguồn đột ngột và không bền bằng các loại thiết bị lưu trữ flash

2. Ổ cứng SSD

Ổ cứng SSD
Cũng là một thiết bị lưu trữ dữ liệu như HDD nhưng cấu tạo và cách hoạt động hoàn toàn khác, bên trong thiết bị này là một bo mạch bao gồm rất nhiều chip nhớ flash có thể lưu trữ dữ liệu mà không bị mất đi khi ngưng sử dụng điện. Những chip nhớ flash này khác với bộ nhớ flash trong usb bởi cấu tạo kỹ thuật và tốc độ nhanh hơn so với usb mặc dù 2 thiết bị này cho cùng một khả năng lưu trữ.
Ưu điểm:
  • Tốc độ đọc và ghi dữ liệu nhanh hơn HDD rất nhiều lần
  • Không bị phân mảnh khi sử dụng đọc ghi dữ liệu trong thời gian dài
  • Độ bền cao không bị tác động rung, lắc ảnh hưởng đến hoạt động của thiết bị
  • Mát và không có tiềng ồn như HDD
Nhược điểm:
  • Giá thành hiện tại khá đắt hoảng 10 lần so với HDD

3. Ổ cứng lai Hybrid HDD

Ổ cứng lai Hybrid HDD
Đây là một thiết bị lưu trữ dữ liệu khá hay, nó là một sự kết hợp giữa HDD và SSD hay còn gọi là ổ cứng lai. Cấu tạo của thiết bị này bao gồm đĩa từ tính và những con chip nhớ flash, nguyên lý hoạt động của thiết bị sẽ lưu những dữ liệu được người dùng thường xuyên sử dụng vào ổ chip nhớ còn những dữ liệu ít sử dụng sẽ được ghi vào đĩa từ nhằm tối đa tốc độ sử dụng.
Ưu điểm:
  • Giá thành vừa phải
  • Hiệu quả rõ rệt hơn HDD mà giá thành lại không quá đắt đỏ như SSD nên hiện tại khá nhiều nhà sản xuất laptop áp dụng phương pháp này
Nhược điểm:
  • Tuy lợi khá nhiều nhưng do là ổ cứng lai nên vẫn thừa kế một số khiếm khuyết nhỏ của 2 dòng HDD và SSD

4. Ổ cứng SSHD

Ổ cứng SSHD
Cũng gần giống với Hybrid HD ổ cứng SSHD cũng thuộc loại ổ cứng lai giữa hai dòng HDD và SSD với cấu tạo ổ đĩa từ cùng với chip nhớ flash. Tuy nhiên giứa SSHD và Hybrid HD có một chút khác biệt nhỏ đó chính là các chíp nhớ flash của SSHD thường là có dung lượng thấp hơn so với Hybrid HD
Ưu điểm:
  • Giá thành vừa phải
  • Rẻ hơn SSD và hiệu quả hơn HDD
Nhược điểm:
  • Vẫn tỏ ra khá kém thế so với SSD và Hybrid HD


Kích cỡ của ổ cứng HDD như thế nào, có mấy loại kích cỡ

Dưới đây là bảng kích thước ổ HDD trước và nay:

Chuẩn kích thước ổ cứng (inch)
Tình trạng
Kích thước (từng kích thước được đo bằng mm)
Dung lượng ổ cứng lớn nhất
Số đĩa từ tối đa (platter) 
Dung tượng mỗi đĩa từ (GB)
Chiều dài
Chiều rộng
Chiều cao
Ổ cứng 3.5
Hiện đang được sử dụng
146
101.6
19; 25.4 hoặc 26.1
14TB (Tháng 10/2017)
8
1,750
Ổ cứng 2.5
Hiện đang được sử dụng
100
69,85
5, 7, 9.5 12.5, 15 hoặc 19
5TB
5
1,000
Ổ cứng 1.8
Không còn được sử dụng
78.5
54
5 hoặc 8
320GB (2009)
2
220
Ổ cứng 8
Không còn được sử dụng
362
241.3
117.5
Không biết dung lượng tối đa.
Tối thiểu là 64.5 MB
Không số lượng đĩa từ tối đa.
Tối thiểu là 6
Không biết dung lượng tối đa.
Tối thiểu là 0.01075
Ổ cứng 5.25 (FH)
Không còn được sử dụng
203
146
82.6
47GB (1998)
14
3.36
Ổ cứng 5.25 (HH)
Không còn được sử dụng
203
146
41.4
19.3GB (1998)
4
4.83
Ổ cứng 1.3
Không còn được sử dụng
?
43
?
40GB (2007)
1
40
Ổ cứng 1 (CFII/ZIF/IDE-Flex)
Không còn được sử dụng
?
42
?
20GB (2006)
1
20
Ổ cứng 0.85
Không còn được sử dụng
32
24
5
8GB (2004)
1
8
Các ổ cứng sau được thiết kế để vừa hoàn toàn với một thùng máy (chassis) có thể gắn trên rack 19 inch. RK05 và RL01 của Digital là một minh chứng cho việc đĩa từ 14 inch đơn sớm được sử dụng trong một pack có thể tháo rời, toàn bộ ổ cứng vừa trong một không gian rack cao 10.5 inch (6 bộ rack). 

So sánh ổ cứng HDD 2.5 inch và 3.5 inch

Nói chung, ổ cứng 3,5 inch được sản xuất cho máy tính để bàn trong khi ổ cứng 2.5 inch dành cho máy tính xách tay. Ổ cứng 3.5 inch không thể vừa với một chiếc laptop, làm cho ổ cứng 2.5 inch là sự lựa chọn nâng cấp duy nhất của bạn trong trường hợp này. Tuy nhiên, máy tính để bàn có nhiều không gian bên trong hơn, bạn có thể sử dụng một trong hai loại ổ cứng này.


Những điểm khác biệt SSD và HDD

Đến hời điểm hiện tại (7/2017) giá ổ cứng SSD vẫn quá mắc so với HDD, một ổ SSD 128 GB hiện nay có giá từ 1,2 triệu đến 2 triệu đồng, tương đương 1 GB dữ liệu của bạn lưu trữ cần bỏ ra khoảng 10.000 ~20.000 đồng, trong khi đó với ổ HDD thì chỉ chưa đến 2.000 đồng.

Không chỉ có vậy, ổ cứng SSD hiện nay chưa đạt được mức dung lượng lớn như ổ cứng HDD mà chỉ ở mức cho người dùng phổ thông là từ 128 GB hoặc 256 GB, nếu người dùng muốn sở hữu ổ cứng SSD dung lượng lớn hơn 512 GB ~ 1 TB thì phải bỏ ra chi phí cực lớn.
tim-hieu-ve-o-cung-ssd-va-hdd
Ổ cứng HDD và SSD
Tuy nhiên với những gì SSD mang lại, chúng ta không thể phủ nhận rằng việc có được ổ cứng SSD là đáng "đồng tiền, bát gạo" vì nó mang lại rất nhiều tiện ích cho người dùng máy tính với hiệu suất làm việc cao, khối lượng công việc nhiều và cần rút ngắn thời gian hoàn thành công việc.

Next

Related